Lạm Phát-Inflation là gì?
Lạm phát-Inflation, là phương pháp tính toán tỉ lệ giá cả trung bình hàng hóa, dịch vụ tăng lên theo từng thời kỳ kinh tế. Sự tăng giá lên của hàng hóa khi mua cùng một mặt hàng, dịch vụ. Biểu hiện qua tỉ lệ phần trăm giá chênh lệch, lạm phát sẽ làm giảm sức mua của đồng quốc nội.
Bản chất của Lạm Phát
Khi giá cả hàng hóa tăng, giá trị đồng tiền mất đi sẽ mua được một lượng hàng hóa ít hơn. Sức mua yếu đi làm giảm nhu cầu cuộc sống của xã hội tác động đến kinh tế. Các nhà kinh tế đều có cùng nhận định lạm phát hằng năm là tất yếu khi lượng cung đồng quốc nội nhiều hơn sự phát triển kinh tế.
Để đối phó với vấn đề này, cơ quan quản lý tiền tệ mỗi nước, ví dụ như ngân hàng trung ương, cần các biện pháp kiềm chế lạm phát ở mức giới hạn cho phép và vận hành nền kinh tế ổn định
Đo lượng lạm phát phụ thuộc và thông qua rất nhiều hàng hóa dịch vụ, đối ngược với giảm phát giá hàng hóa giảm khi tỉ lệ lạm phát xuống 0%.
- Lạm phát làm sức mua giảm, giá cả hàng hóa tăng lên
- Có ba loại lạm phát: Lạm phát kéo cầu, lạm phát chi phí, lạm phát tích hợp
- Lạm phát biểu thị thông qua Chỉ số giá tiêu dùng CPI, Chỉ số giá bán buônWPI
- Lạm phát tích cực hay tiêu cực còn phụ thuộc vào góc độ nhìn nhận mỗi cá nhân.
- Tài sản hữu hình, bất động sản, cổ phiếu là tài sản biểu thị lạm phát khi giá trị tài sản bị tăng giá.
- Người dân giữ tiền mặt có thể không làm lạm phát, nhưng làm giảm giá trị số tiền mặt họ giữ
- Tối ưu tỉ lệ lạm phát yêu cầu kích dùng tiền măt thay vì giữ tiền mặt.

Nguyên nhân của lạm phát-Inflation
Giá cả hàng hóa tăng là nguyên nhân chính, dù nó có thể do nhiều yếu tố khác tác động lên. Có ba loại Lạm phát kéo cầu, lạm phát chi phí, lạm phát tích hợp.
Lạm phát kèo cầu-Demand-Pull Effect
Là tổng nhu cầu hàng hóa tăng lên nhanh chóng vượt khả năng cung ứng của nền kinh tế. Tạo ra khoảng chênh lệch giữa cầu nhiều hơn cung hệ quả giá cả tăng. Ví dụ: các nước sản xuất dầu mỏ cắt giảm sản lượng ngày lập tức giá dầu tăng lên do nhu cầu cao kết quả tạo ra lạm phát.
Ngoài ra lượng tiền được bơm vào thị trường cũng sẽ dẫn đến lạm phát. Nhiều tiền sẽ tăng chi tiêu dẫn đến tăng, bơm tiền bằng cách in thêm tiền mặt làm giảm giá trị đồng nội tệ, giảm sức mua.
Lạm phát tăng giá Cost-Push Effect
Chi phí sản xuất đầu vào tăng lên dẫn đến tăng giá mặt hàng dịch vụ.Ví dụ: chi phí thuê nhân công tăng hoặc chi phí nguyên vật liệu góp phần làm tăng giá sản xuất.
Lạm phát tích hợp Build-in Effect
Là một trong ba yếu tố của lạm phát. Khi giá cả hàng hóa dịch vụ tăng, người lao động muốn tăng lương để duy trì cuộc sống. Tăng lương dẫn đến giá hàng hoa tăng, quy luật lương-giá tiếp tục ảnh hưởng và ngược lại
Quy luật tiền tệ là sự cung ứng tiền ra thị trường và sự lạm phát. Ví dụ: Khi Tây Ban Nha xâm chiếm đế chế Aztec(Nam Mỹ) họ đã đem lượng lớn vàng bạc cướp được về châu Âu từ đó cung ứng tiền tăng lên nhanh chóng , giá tăng vọt còn giá trị đồng tiền giảm dẫn đến sụp đổ nền kinh tế.
Phân loại chỉ số lạm phát
Phụ thuộc vào mục địch sử dụng hàng hóa , nhiều loại lạm phát được tính toán và phân loại lạm phát. Phần lớn chỉ số lạm phát biểu thị qua CPI và WPI
Chỉ số giá tiêu dùng-the Consumer Price Index
Là biện pháp tính giá trị trung bình cộng nhu cầu giá các mặt hàng. Bao gồm vận tải, thực phẩm, y tế. Chỉ số giá tiêu dùng là chỉ số tính theo phần trăm để phản ánh mức thay đổi tương đối của giá hàng tiêu dùng theo thời gian. Giá bán lẻ các mặt hàng và giá mua, sự thay đổi CPI thường sẽ thay đổi nhu cầu xã hội, dùng làm số liệu để đánh giá thời kỳ lạm phát hay giảm phát
Chỉ số giá bán buôn The Wholesale Price Index
Biện pháp phổ biến đánh giá lạm phát, ở giai đoạn hàng hóa được bán trước khi bán lẻ cuối cùng. Kể Hàng hóa từ quốc gia này bán sang quốc gia khác bao gồm chi phí bán toàn giai đoạn. Các quốc gia đa số gọi là WPI nhưng số khác lại dùng thuật ngữ Chi phí sản xuất Producer Price Index PPI

Chi phí sản xuất The Producer Price Index
Đây là một chỉ số phổ biến đó biểu thị sự thay đổi trung bình của giá bán hàng hóa của nhà sản xuất theo thời gian. Chỉ số này là khái niệm người bán khác với CPI bắt nguồn từ người mua.
Vì nhiều lý do khác nhau: Giá có thể thay đổi phụ phuộc vào nào mặt hàng đó (giá dầu) có khả năng chuyển biến giá thị trường ở quy mô nhất định. Tổng thể các chỉ đánh giá sự lạm phát của giá cả là cơ sở áp dụng vào toàn bộ nền kinh tế, lĩnh vực hàng hóa.
Công thứ tính Lạm phát
Chỉ số lạm phát được tính toán giá trị lạm phát của hai tháng trong năm(tùy trường hợp). Trong khi có rất nhiều công cụ tính toán sẵn có từ các kênh thông tin tài chính, website nhưng chúng ta nên hiểu thêm phương thức tính toán để hiểu rõ bản chất lạm phát
Lạm Phát=( chỉ số CPI cuối cùng/chỉ CPI giá ban đầu)
Giả sử sức mua của 10,000$ đô la năm 1975 và 2018, CPI 1975 là 54.6 và CPI 2018 là 252.439
Lạm Phát= (252.439 / 54.6) = 4.6234 = 462.34%
Giá trị tiền thay đổi: = 4.6234 * $10,000 = 46,234.2
Giá trị tiền tại thời điểm tính: $10,000 + $46,234.25 = $56,234.25
Nghĩa là 10,000$ năm 1975 sẽ là 56,234,25$ đô năm 2018
Ưu và nhược điểm
Lạm phát có tính hai mặt phụ thuộc vào cách vận dụng ra sao?
Cá nhân có tài sản hữu hình có thể nhận thấy qua giá trị tài sản leo thang tỷ lệ cao hơn, tuy nhiên người mua lại không thích điều này vì phải chi tiêu nhiều hơn
Người dân giữ tiền mặt không tạo ra lạm phát, chỉ làm mất giá trị tài sản. Lạm phát thúc đẩy đầu tư, kinh doanh và thị trường chứng khoán
Tuy nhiên tối ưu lạm phát cần kích thích sử dụng tiền thay vì giữ tiền. Nếu sức mua duy trì tốt qua từng năm, không cần kích thích dùng hay giữ tiền trong dân. Cũng cần giới hạn chi tiêu nó tác động tiêu cực lên kinh tế vì giảm xoay vòng tiền sẽ làm chậm phát kinh tế. Cần sự cân bằng trong một tỉ lệ mong muốn.
Lạm phát dẫn đến nền kinh tế không ổn định, chắc chắn, ngăn cẳn đầu tư, thất nghiệp tăng cao, làm mọi người tích trữ dòng tiền khỏi thị trường vì sợ lạm phát, mất thanh toán quốc tế và tỉ giá hối đoái.
Quy định thắt chặt lạm phát
Các quy định tài chính nên cường trách nhiệm kiểm tra, thực hiện thông qua các chính sách tiền tệ, để các ủy ban hoặc ngân hàng trung ương thực hiện tỉ lệ, quy mô bơm tiền vào thị trường.
Ở Mỹ, các chính sách của FED( cục dự trữ liên bang) đưa ra các tỉ lệ dài hạn, giá cả ổn định và tạo ra nhiều việc làm đạt mục tiêu thúc đẩy nền tài chính. Mục tiêu làm ổn định giá cả và tỉ lệ làm phát.
Giá cả ổn định, lạm phát ổn định cho phép doanh nghiệp đưa ra các kế hoạch dài hạn như mong đợi. Cho phép FED tạo ra việc làm tối đa, điều đó cũng được quyết định do các yếu tố phi tiền tệ dao động theo thời gian nên cần thay đổi. Tối đa việc làm không có nghĩa là tỉ lệ thất nghiệp bằng 0%, cần phải có một biên độ dao động đề người dân làm việc mới.
Cơ quan quản lý đôi khi cần có những biện pháp ngoại lệ . Năm 2008 khủng hoảng tài chính, FED đã hạ lãi suất gần bằng 0% và mua lại trái phiếu. Nhiều nhà phê bình cho rằng no vi phạm quy định làm thúc đẩy lạm phát, nhưng lạm phát đã đạt đỉnh năm 2007 sau đó ổn định trong tám năm tiếp theo, điều đó đã không làm Mỹ rơi vào siêu lạm phát, dù khủng hoảng kinh tế dù cuộc khủng hoảng đó là giảm phát chính sách mua lại cũng đã phát huy tác dụng.
Mỹ đã cố gắng giữ lạm phát ổn định 2% năm. Ngân hàng trung ương châu Âu đã thực hiện chính sách mua lại nhằm tránh giảm phát trong khu vực Eurozone, một vài nước đã gặp phải kinh nghiệm tỉ lệ lạm phát tiêu cực, vì sự giảm phát trong khu vực này dẫn đến đình trệ. Tuy nhiên, các nước này đã có kinh nghiệm với tỉ lệ phát triển cao có thể xóa bỏ được lạm phát. Ấn Độ giữ tỉ lệ lạm phát 4% và Brazil 4,5%.
Đầu tư chóng lạm phát
Thị trường chứng khoán phòng tuyến chóng lạm phát, giá cổ phiếu tăng có nguyên nhân của lạm phát. Từ đó các yếu tố khác như nhân công, nguyên vật liệu, vận tải tăng giá thành phẩn cuối cùng , lạm phát phản ánh giá cổ phiếu.
Định chế tài chính hiện tại sử dụng biện pháp đầu tư an toàn , quy định đầu tư an toàn Treasury Inflation Protected Securities (TIPS) các lập chỉ mục tăng theo phần trăm lạm phát. Đó là các quỹ giao thương chứng khoán TIPS mutual fund, TIPS-based exchange traded fund (ETFs) .
Để tham gia thị trường chứng khoán, ETF các quỹ khác sẽ giúp tránh nguy cơ lạm phát, bạn phải chọn nhà môi giới và lập tài khoản môi giới.
Ví dụ điển hình:
Trước kia tiền dịnh giá bằng vàng hoặc bạc. Từ lúc tiền pháp định(FIAT) lạm phát bắt đầu. Nổi tiếng là vụ tiền Mark Đức mất giá đầu năm 1920, các quốc gia chiến thắng yêu cầu đền bù chiến phí và không thể đền bù bằng đồng Mark, kết quả Đức cố gắng in công phiếu để mua ngoại tệ và trả nợ.