Fukuzawa Yukichi – Phú Trạch Dụ Cát Người thay đổi xã hội Nhật

Fukuzawa Yukichi ông sinh 10 tháng 1, 1835, tại Osaka, Nhật Bản mất ngày 3 tháng 2 năm 1901 tại Tokyo, là một trong những nhà tư tưởng lớn nhất của Nhật Bản cận đại. Ông được xem là người có công mở đầu phong trào canh tân nước Nhật, cổ động dân chúng trút bỏ tư duy lạc hậu thời cổ đại mà tiếp thu học thuật Tây phương hầu sánh bước với các nước Âu Mỹ

Fukuzawa Yukichi là một trong những bậc khai quốc công thần, nhà tư tưởng vĩ đại nhất của Nhật Bản cận đại. Ông được xem là người có công khai sáng phong trào canh tân nước Nhật. Tư tưởng lớn của ông đã ảnh hưởng sâu và rộng nhất đến xã hội Nhật Bản cận đại. Những tư tưởng về chính trị, xã hội, kinh tế và giáo dục mà Fukuzawa truyền bá đã thay đổi hoàn toàn diện mạo của đất nước Nhật Bản vào cuối thế kỷ 19

Fukuzawa Yukichi
ảnh-image: internet

Thế kỷ 19, Fukuzawa Yukichi (Nhật Bản) đã viết: “Đường giao thông trên thế giới là phương tiện để làn gió của văn minh phương Tây thổi vào phương Đông. Khắp mọi nơi, không có cỏ cây nào có thể ngăn được làn gió văn minh này đây được coi là bản phán xét cho thay đổi vận mệnh cả nước Nhật.

Nền văn minh phương Tây đang xâm nhập vào Nhật Bản và có thể tính bắt đầu từ chính sách mở cửa của nước nhà vào thời Gia Vĩnh (Kaei, 1848-1854). Người dân trong nước bắt đầu biết đến những giá trị hữu ích của nền văn minh ấy, đang dần dần tích cực hướng tới tiếp nhận nền văn minh ấy. Nhưng con đường tiến bộ tiếp cận nền văn minh đang bị cản trở bởi chính phủ già nua lỗi thời. Cho nên đó là vấn đề không thể giải quyết được. Nếu chúng ta duy trì chính phủ hiện nay thì nền văn minh chắc chắn không thể xâm nhập vào được. Đó là vì nền văn minh hiện đại không thể song song tồn tại được cùng với những truyền thống Nhật Bản. Nếu chúng ta tìm cách thoát ra khỏi những truyền thống cũ kĩ đó thì đồng nghĩa với việc phải hủy bỏ chính phủ đương thời đi. Thế thì đương nhiên, nếu chúng ta ngăn cản lại nền văn minh đang xâm nhập vào Nhật Bản thì chúng ta không thể giữ gìn được nền độc lập của chúng ta. Dù thế nào đi chăng nữa thì sự náo động mãnh liệt của nền văn minh thế giới không cho phép vùng Đảo Đông Á cứ tiếp tục ngủ trong sự cô độc nữa

Về mặt tư tưởng, ban đầu ông hấp thụ căn bản Hán học (Kangaku), sau đó chuyển sang Hà Lan học (Rangaku). Nhưng ông thấy rằng, chính ngành Hà Lan học  này cũng tỏ ra lỗi thời nên cuối cùng ông đã chuyển hướng sang Tây học (Yôgaku). Chính sự chuyển hướng này của Fukuzawa đã mang đến những mạch tư duy mới mẻ và những yếu tố khai sáng trong tư tưởng của ông.

Những tư tưởng khai sáng về chính trị, xã hội, kinh tế, đặc biệt là đường lối giáo dục Tây học của Fukuzawa đã thúc đẩy Nhật Bản đi theo con đường văn minh hóa một cách nhanh chóng. Theo cách nói khác, Fukuzawa Yukichi là nhịp cầu nối quan trọng rút ngắn con đường văn minh hóa của Nhật Bản. Nếu không có hoạt động tích cực và những tác phẩm lý luận của ông, có lẽ phải mất thêm một khoảng thời gian đáng kể nữa, người Nhật mới được khai thị về con đường văn minh. Công lao của Fukuzawa được người Nhật trân trọng bằng cách in hình của ông trên đồng 10.000 yên, là đồng tiền có mệnh giá cao nhất đang lưu hành ở Nhật Bản. Không phải ngẫu nhiên khi người ta đánh giá rằng, cùng với Montesquieu, Adam Smith và Alexis de Tocqueville, tên tuổi của ông đã trở thành bất tử, bởi lẽ “Fukuzawa Yukichi không chỉ là nhà tư tưởng của thời đại Meiji mà còn là nhà tư tưởng của thời đại chúng ta”

Fukuzawa Yukichi
ảnh-image: Internet

Trước nguy cơ xâm lược của chủ nghĩa thực dân phương Tây lúc bấy giờ, Nhật Bản và các quốc gia Đông Á khác đã thực thi chính sách “bế quan tỏa cảng” để tự vệ. Song, với khát khao về một nền độc lập, về một sức mạnh quốc gia đã thôi thúc Nhật Bản phải tìm ra một hướng đi mới đó là mở cửa nhìn ra thế giới, tiếp thu những giá trị tinh hoa của phương Tây để xây dựng một nước Nhật “phú quốc, cường binh”. Tuy nhiên, một vấn đề đặt ra là cần phải có sự “gạn đục khơi trong” trong quá trình tiếp thu văn minh phương Tây bởi lẽ trong mắt nhìn của Fukuzawa “văn minh phương Tây đúng là hơn chúng ta, nhưng không có nghĩa là cái gì của nó cũng hoàn hảo. Văn minh phương Tây cũng đầy đẫy khiếm khuyết. Phong tục phương Tây không phải thứ gì cũng hay ho” hơn nữa, Nhật Bản và phương Tây có nhiều đặc điểm khác nhau, nên  những yếu tố ở phương Tây thì tốt đẹp nhưng khi du nhập vào Nhật Bản thì chưa chắc đã phù hợp. Vì thế, khi đối diện với văn minh phương Tây, người Nhật cần phải phát huy cao nhất năng lực lựa chọn để tránh thái độ “tin tưởng tới mức mù quáng vào văn minh phương Tây”, và từ đó xác định cái gì cần tiếp thu, cái gì cần gạt bỏ. Và chính ở đây, Fukuzawa chỉ rõ, mục đích của giáo dục là nhằm nuôi dưỡng năng lực lựa chọn của người Nhật, hay nói cách khác, muốn trau dồi năng lực lựa chọn thì người Nhật trước hết phải nâng cao tri thức và không ngừng học tập. Fukuzawa viết: “Cần phải có năng lực lựa chọn: tin cái gì và nghi ngờ cái gì? Kết quả của học vấn chính là ở chỗ nuôi dưỡng năng lực lựa chọn đó”

Tác giả (LMN): thu nhập kiến thức từ các trang web khác.

Bài viết khác tại thecitizenvietnam https://www.thecitizenvietnam.com/tintuc/blog/2019/12/09/hedy-lamarr/

Nguồn tham khảo:

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *