Vô cùng yêu thương vô cùng tàn nhẫn-Imas Sara

Cuốn sách nói về “bà mẹ do thái” Imas Sara sống ở Trung Quốc do lịch sử phải định cư ở đây. Bà có ba người con đều sinh ra và lớn lên ở đất nước Trung Quốc, nhưng quyết định di dân về với nguồn cội đã thay đổi cuộc đời các con của bà. Thành công hình mẫu nhiều bà mẹ nôi theo để học hỏi dạy con, văn hóa dạy con của người Trung Quốc gần như không khác biệt xa với người Việt Nam. Đọc để hiểu xem phải thay đổi phương pháp dạy con nên người !

Bà đã thay đổi cách dạy con tiếp cận chúng theo một phương pháp rất mới đối với bà và đã được áp dụng trước đó tại Israel. Những đứa con của bà lớn lên tại Trung Quốc nên đã bị ảnh hưởng rất lớn về mặt nhận thức lẫn văn hóa Trung Hoa. Cách dạy con nuông chiều lẫn cho hết mọi thứ và sẵn sàn làm hết mọi thứ vì bọn trẻ.

Năm 1991 bà Imas Sara cố hương về nguồn cội Do thái, ở nơi đây bà nhận thấy các bậc cha mẹ Do thái đã để con mình độc lập tự chủ với kinh nghiệm thực tế và không chỉ là lời nói mà con bà hiểu được giá trị thực tế khi chúng trải qua, càng trải qua nếm thử được cuộc sống “có làm mới có ăn”.

Ở Trung Quốc lẫn Việt Nam các bậc cha mẹ lo cho con mọi thứ khi đã có gia đình vẫn lo, nuông chiều muốn gì được đó sợ con mình thua thiệt bạn bè. Sợ con mình vấp ngã giữa đường đời chính nỗi thương con sẽ làm thành khai niệm “sợ” và làm tất cả vì con. Thương con là đúng nhưng đúng cách là chuyện khác.

Cuốn tự chuyện của tác giả Imas Sara đúc kết từ lúc bà nuôi con với văn hóa phương Đông hòa trộn lại phương Tây giao thoa nhận ra điểm yếu của cách dạy con từ cách dạy con tự quản tài sản, hiểu được ” muốn ăn phải lăn vào bếp”. Văn hóa phương Đông đã làm đứa trẻ thiếu sáng tạo và ngại giao tiếp thiếu kỹ năng sông dựa dẫm vào cha mẹ. Nên không hiểu sự trưởng thành gần như không thể trưởng thành dù đã có tuổi.

Dạy con trưởng thành tức là yêu thương đúng lúc, kim cương trải qua áp lực lớn mới trở nên cứng cáp. Việc dạy con ứng phó trước sự đời, học cách tồn tại rồi đến thành công trong xã hội.

Tự lập là điều mà cha mẹ người Việt Nam mong muốn ở con mình nhưng lại không dạy con mình tự lập như thế nào, văn hóa Việt Nam và Trung Hoa gần như ít có sự khác biệt lớn rất gần với nhau chính vì thế cũng có thể làm bản so sánh mẫu để chúng ta học theo thay đổi hướng đến sự trưởng thanh cho những đứa trẻ. Tác giả cảm thấy may mắn khi được trở về Israel từ đó bà đã có cơ hội cho con mình trưởng thành những chia sẽ chân thành của bà như khai sáng cho những bậc làm cha mẹ Việt Nam thương con những sai cách, dù bao nhiêu tuổi vẫn là đứa trẻ trong mắt bậc phụ huynh nhưng mãi không lớn cũng là mặt trái phải hứng chịu do cách nuôi dạy bảo bọc mọi thứ.

Bạn có thể tham khảo ý kiến từ nguồn: https://www.goodreads.com/book/show/20503343-v-c-ng-t-n-nh-n-v-c-ng-y-u-th-ng

Xem thêm: Sách-Books

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *