Tập Cận Bình tuần trước xác nhận giảm một nữa cam kết tài chính cấp cho các dự án nước ngoài, con đường tơ lụa của Trung Quốc, nhưng sáng kiến này đang gặp khó khăn cần ổn định tài chính bên cạnh việc nợ công đang tăng lên trong nước.
“Trung Quốc cần có chính sách hài hòa, quy định và tiêu chuẩn với các đối tác, hợp tác sâu rộng với các cơ sở hạ tầng, công nghiệp, thương mại, khoa học và công nghệ, y tế và trao đổi văn hóa” Tập cho biết tại diễn đàn APEC. Tuy nhiên, sự phát triển của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới bị chậm lại do nợ công tăng cùng dịch bệnh corona, câu hỏi đặt ra là dù kinh tế chậm lại nhưng liệu Trung Quốc có chậm lại việc tham vọng vươn ra bên ngoài đặc biệt dự án con đường tơ lụa.
Tập đưa ra dự án này năm 2013 trong chuyến thăm Kazakhstan, thường được gọi ” Một vành đai, một con đường” kết nối 70 quốc gia từ Á sang Âu-Phi bằng hệ thống xe lửa và hệ thông cơ sở cảng biển. Mục địch thúc đẩy kết nối kinh tế khu vực để tăng tầm ảnh hưởng của Trung Quốc.
Trung Quốc không bỏ ý định này mà chỉ giảm các khoản vay quốc nội và quốc tế. Vẫn chưa có số liệu thống kê chính thức về tổng số vốn vay nhưng theo nhà cung cấp đánh giá dữ liệu Refinitiv, quý một năm 2020 giá trị dự án lên đến 4000 tỷ đô . Trong khi đó 1590 dự án trị giá 1900 tỷ, thì 1574 dự án khác có trị giá 2100 tỷ đô la đều có liên quan đến Trung Quốc.
Ngân hàng thế giới ước tính Trung Quốc đã chi gần 500 tỷ đô la đầu tư vào dự án này ở 50 nước từ 2013 đến 2018. Trong đó khoảng 300 tỷ đô được ước tính thông qua thỏa thuận vay nợ.
Các khoản vay nợ phi doanh nghiệp đã tăng vượt qáu 165% GDP trong quý 3 năm 2020, từ 150% cùng kỳ năm trước theo báo cáo của Viện Tài Chính Quốc tế (IIF).
Nợ công tăng không chỉ ở trong nền kinh tế mà còn ản hưởng đến sự phát triển của thị trường. Các khoản vay tiêu dùng, chính phủ và phi tài chính tăng lên gần 290% GDP nước này. Trung Quốc đã từ chối cho vay để tránh nguy cơ tăng gấp đôi vào quý ba từ 255% đầu năm theo IIF.
Theo báo cáo nhóm bảo hiểm tài chính Euler Hermes ước đoán 10 quốc gia châu Phi và Mỹ Latin được lợi từ Trung Quốc là Argentina, Brazil, Ecuador, Angola, Egypt, Ethiopia, Ghana, Kenya, South Africa and Zambia sẽ phải đối mặt thiếu hụt tài chính 47 tỷ đô la vào năm 2035 khi Trung Quốc giảm dần các khoản vay tài chính.
“Trung Quốc ngày càng có chọn lọc các dự án có thể đầu tư ở các quốc gia nằm trong con đường tơ lụa có dự án hạ tầng quan trọng chiến lược, và cũng cho các nước này vay nợ khi không còn đủ tài chính tiếp tục các dự án đó” theo ông Alicia Garcia-Herrero Trưởng nhóm phụ trách Châu Á-Thái Bình Dương công ty Natixís Pháp.
Trung Quốc đã thay đổi chính sách do nợ công tăng cao nên đã tập trung dòng chảy tài chính trong nước. Số hợp đồng trong chính tháng đầu năm 2020 ở 61 quốc gia giảm 29% so vơí cùng kỳ năm 2019 theo dữ liệu Bộ Thương mại Trung Quốc nhưng giá trị hợp đồng hợp 17,5 % theo từng năm.
Hai ngân hàng chính trong dự án này là Ngân Hàng Phát Triển và Ng ân hàng xuất nhập khẩu đã giảm vốn vay do dịch bệnh Vũ Hán.
Số khoản vay cho dự án con đường tơ lựa được chuyển đổi thông qua giải ngân hàng hóa dịch vụ tiêu dùng của người dân Trung Quốc và quy trình này không năm ngoài Trung Quốc. Trong khi các dự án nước ngoài phải dùng đô la Mỹ hoặc Euro dưới chính sách ngoại hối hiện tại khó lòng Trung Quốc chuyển đổi thông qua đồng nhân dân tệ.
Theo : SCMP.COM