Kinh Tế Thế Giới Có Khủng Hoảng như năm 1970, 1997, 2008 hay không

Gần nửa thế kỉ từ khi cuộc khủng hoảng dầu mỏ năm 1973 làm suy yếu các nền kinh tế thế giới, khi các nước OPEC lấy tầm ảnh hưởng sức mạnh của mình tác động uy hiếp nước Mỹ trong cuộc khủng hoảng Trung Đông thời điểm đối đầu thế giới Ả rập và Israel. Giá dầu tăng phi mã, lạm phát tăng làm tê cứng kinh tế thế giới thời điểm đó đây cũng là một trong các nguyên nhân làm suy yếu Liên Xô.

Những năm thập niên 1970, kinh tế thế giới rời vào tình trạng lạm phát kèm suy thoái giá dầu cao, tăng trưởng yếu, nhưng hiếm có cuộc khủng hoảng theo hướng trên. Dù dịch Corona đang càng quét các nước Đông Nam Á, rất nhiều nhà máy sản xuất nơi đây là chuỗi cung ứng toàn cầu đã phải đóng cửa. Theo IMF áp lực tăng giá tạo ra lạm phát 3% ở Anh quốc và Châu Âu, 5% ở Mỹ.

Viễn cảnh lạm phát tăng 2 con số ở quốc gia thuộc thế giới thứ nhất có thể xảy ra, khi Singapore đã gặp phải trong cuộc chiến chống dịch từ trước đó phải tạm đóng cửa làm kinh tế nước này đảo lộn. Trong khi đó Việt Nam sau 3 tháng giãn cách và cách ly, làm gẫy chuỗi cung ứng dẫn đến rất nhiều doanh nghiệp đóng của nhất là doanh nghiệp sản xuất. Diễn ra đồng thời cùng với đó là giá lương thực tăng nhanh do dịch bệnh hang hóa khan hiếm. Ngoài ra theo quy luật hàng năm giá thực phẩm cũng tăng đã tạo đà cho thực phẩm tăng cao.

Trung Quốc lại phải đối mặt tình trạng thiếu điện nghiêm trọng, sản xuất hàng hóa cũng khó khăn do chỉnh phủ nước này cấm nhập khẩu than từ Úc sau sự kiện AUKUS trả đũa kinh tế Úc nhưng lại gây ra đòn hồi mã thương dẫn đến thiệt hại nặng.

Chi phí vận chuyển toàn cầu tăng, do nhiều nước đóng của cảng biển. Cộng thêm khan hiếm nhiên liệu buộc giá chi phí người tiêu dùng phải gánh. Trước những năm 60, 70 thế kỉ trước nhiều ngân hàng trung ương cố tình kích lạm phát để tăng việc làm nhưng sẽ không hiệu quả tại thời điểm này. HƠn nữa lúc đó thời điểm chiến tranh lạnh kinh tế chủ yếu nằm trong các khối thành viên, nhưng bây giờ nó là toàn cầu hóa nếu thực hiện chính sách này sẽ làm kinh tế toàn cầu lao dốc, bản thân nó sẽ lại là tiền đề cho chiến tranh. Điều nhiều nước đang tránh gặp phải.

Xét gốc độ vĩ mô, chính phủ nhiều nước đa hỗ trợ các gói kích cầu và tài chính cho người dân nhằm bù đắp các thiệt hại do phong tỏa diện rộng. Nên sẽ không có cuộc khủng hoảng lớn như năm 1997 hay 2008. Do các nước Châu Âu, Mỹ, Nhật đã sớm phục hồi trước đó từ tháng 01 năm 2021, đình trệ nhưng không khủng hoảng, ở các nước nhỏ đảm nhận chuỗi gia công cung ứng các công ty lớn họ thay đổi chiến thuật dời các nhà máy sản xuất điều đó giúp họ có thể tiếp tục phục hồi dù giá cả cáo hơn một chút.

Trước đó năm 2020, chính phủ ở các nước có tiềm lực tài chính mạnh đã giảm lãi suất vay nên sẽ không tác động mạnh đến thị trường tài chính(trừ khủng hoảng có thể xảy ra lớn hơn ở Trung Quốc do vụ Evergrande) Hơn nữa thời điểm lượng lao động ở lĩnh vực phổ thông các nước lớn Mỹ, châu Âu, Nhật là 38%, hiện tại con số này ít hơn nhiều. Chiếm số đông lực lượng phổ thông thường ở các nước nhỏ đang phát triển lệ thuộc nhiều vào lĩnh vực đất động sản. Như vậy phần lớn số đông người dân sống dưới mức tiêu chuẩn xã hội(dù phụ tùy đánh giá mỗi quốc gia) ở chủ yếu các nước kinh tế nhỏ.

Nguồn cung không lệ thuộc một nơi, nhu cầu không cao. Sẽ không có cuộc khủng hoảng toàn cầu vì dù Nhật Bản đang giải quyết số nợ công đang phình ra do chính sách an sinh xã hội người trên 60 tuổi, dân số già đã làm Nhật khốn đốn vẫn nằm trong tầm kiểm soát do dự liều từ lâu của chính phủ nước này.

Theo economist