Mỹ và Anh sẽ trừng phạt Nga nếu xâm chiếm Ukraine

Mỹ cũng các đồng minh đã chuẩn bị các đối sách trừng phạt Nga nếu xâm chiến Ukraine. Trong đó các công dân Nga và các nước có liên quan đến Putin sẽ bị đóng băng các tài khoản ngân hàng. Anh cảnh báo Nga nên có ranh giới dừng nhất định trước khi mọi chuyện không thể kiểm soát, sẽ trừng phạt ngoại giao lẫn kinh tế. Trong đó các công ty Nga đang làm ăn tại Anh Quốc và có thể là cả châu Âu, Bắc Mỹ, Úc sẽ bị trừng phạt nếu liên quan đến Putin.

Người phát ngôn Điện Kremlin là ông Dmitry Peskov nói nước Anh khó có thể ảnh hưởng đến chính sách kinh tế đáp trả của Nga do ít công ty Nga đầu tư vào thị trường nước Anh. Nếu trừng phạt thì sẽ gây tác dụng ngược ảnh hưởng đến kinh tế Anh Quốc. Dù vậy từ năm 1991 thì Luân Đôn lại là nơi dòng tiền từ nước Nga chảy vào rất nhiều. Cả Washington cũng đã liệt kê ra các danh sách công ty, cá nhân từ Nga đầu tư vào thị trường Mỹ.

Hội đồng bảo an Liên hiệp quốc đã có cuộc hợp khẩn hôm thứ hai để bàn vấn đề an ninh tiếp theo sẽ có thể xảy ra và tìm hướng giải quyết xung đột lúc này. Và cho Nga cơ hội để giải thích và đàm phán nhưng có thể sẽ thất bại vì các bên không tìm ra được giải pháp hiệu quả.

Năm 2014 Nga sát nhập bán đảo Cremia vùng tự trị ủng hộ và thân Nga nhưng lúc này NATO không có động thái dùng vũ lực hoặc ủng hộ mạnh mẽ mà chỉ viện trợ những quân nhu hạng nhẹ hoặc giúp đào tạo binh sĩ. Dù vậy nước Anh đã cấm vận và trừng phạt hơn 180 cá nhân và 40 công ty Nga có liên quan. Năm 2022 thì đã rất khác lúc này cả châu Âu đã viện trợ khí tài hạng nặng lẫn tài chính, nhiều nước đã bắt đầu cử quân đội và tập trận gần Ukraine. Các nước Bắc Âu Đan Mạch, Phần Lan, đã viện rất nhiều đào tạo kỹ thuật và vũ khí. Làm căng thẳng khu vực lúc này hơn nữa kinh tế Nga thật sự chỉ phụ thuộc vào ngành buôn bán dầu và vũ khí xung đột thể ảnh hưởng đến nền kinh tế rất mỏng lúc nay.

Châu Âu hiện lại đang lệ thuộc vào nguồn cung cấp khí đốt từ Nga, do các chính sách bảo vệ môi trường nên các nước này không khai thác tối đa hoặc hạn chế khai thác dầu ở lãnh thổ quốc nội. Nên châu Âu mua khi đốt từ Nga, các tuyến đường ống dẫn dầu chính hiện nay vẫn đi qua Ukraine đây cũng chính là nguyên nhân gây ra xung đột hai nước từ rất lâu. Hiện tại nếu xảy ra chiến tranh châu Âu sẽ không thể dùng dầu từ Nga, Mỹ đã yêu cầu OPEC tham gia cung cấp khí đốt cho châu Âu thay thế Nga điều này sẽ ảnh hưởng cực mạnh đến kinh tế Nga.

Ông Putin cũng đang gặp phải vấn đề lớn khi mà ông cũng đang muốn duy trì sức mạnh vương quyền của mình khi tìm cách thay đổi hiến pháp nước này nhằm tránh tình trạng mất tất cả. Putin đang tìm hướng chuyển giao quyền lực lại cho thế hệ tiếp theo và ông hạ cánh an toàn, hiện tại ông đang vấp phải sự phản đối từ phe đối lập yêu cầu không gây hấn với các nước láng giềng. Gây chiến là cách để ông có thể đảm bảo vị trí của mình trong tương lai chí ít là đến bầu cử nhiệm kỳ tiếp theo.

Theo Reuters