Tính đến ngày 29/06/2022 giá xăng RON 95 tăng vượt quá 32,000 đồng lít đã kéo theo hàng loạt mặt hàng trong nước tăng giá mạnh, đặc biệt là vận chuyển hàng hóa và vận tải. Giá vận chuyển hàng khách, hàng hóa liên tỉnh đã tăng hơn 10% ảnh hưởng đến lương thực nhu yếu phẩm cũng đang tăng giá.
Chỉ số CPI ( chỉ số giá tiêu dùng) quý I/2022, CPI tăng 1,92% so với cùng kỳ năm trước, thấp hơn mức tăng của quý I các năm 2017-2020. Các yếu tố làm tăng CPI trong quý là: Giá xăng dầu được điều chỉnh 7 đợt, làm cho giá xăng A95 tăng 5.900 đồng/lít; giá xăng E5 tăng 5.780 đồng/lít và giá dầu diezen tăng 6.060 đồng/lít.
Lạm phát đã tăng 3,2% tỉ lệ làm phát hằng tháng là 0,69%, chỉ số CPI tăng 108 điểm so với cùng kỳ. Việc Nga cấm xuất khẩu sang các nước G7 và khối OPEC không muốn tăng sản lượng xuất khẩu lên 2,1 triệu thùng dầu mỗi ngày đã dẫn đến giá dầu thô tăng lên trên toàn cầu. Các chuỗi, trung tâm kinh tế đang khát dầu mỏ và việc Trung Quốc mở cửa trở lại sau chiến dịch ”0-zero” Covid làm tăng nhu cầu toàn cầu.
Dù theo IMF xuất khẩu dầu của Nga tăng trong tháng 5 dù đang bị cấm vận nhưng không thể giải quyết tình hình hiện nay, do chỉ xuất khẩu qua Ấn Độ và Trung Quốc được lợi. Đồng thời Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) nâng lãi suất 75 điểm cơ bản trong tháng 6 – mức tăng mạnh nhất kể từ năm 1994. Đã đưa giá dầu tăng liên tục từ tháng 2 đến nay chưa thấy hồi kết.
Sẽ rất khó kiểm soát lạm phát lúc này, khi tình hình Việt Nam sau đại dịch 2021 vẫn chưa phục hồi. Chính phủ hiện tại chưa có các gói hỗ trợ cho doanh nghiệp đặc biệt các vấn đề thuế vẫn đang rất nan giải, nợ công Việt Nam năm 2021 đã vượt 57% GDP, các khoản ngân sách thu lại phân phối cho các ngành khác hiện không đồng đều dẫn đến tại cấu trúc kinh tế sẽ mất ít nhất 5 năm để cân bằng các lĩnh vực đặc biệt nhập khẩu.
Các chuyên gia dự đoán nợ công của Việt Nam năm 2022 sẽ là 58% GDP khoản 153 tỷ đô la, Trong khi đó Việt Nam sẽ phải trả nợ hàng năm là 53 tỷ đô la giai đoạn 2022-2024. Trong đó 6 tỷ trả nợ quốc tế và tái cấu trúc nợ cho các tỉnh và thành phố khoản 6,4 tỷ đô la. Năm 2022 Chính phủ đã vay mượn 30 tỷ đô để tăng ngân sách đầu tư các dự án cơ sợ hạ tầng đang bị đình trệ. Trong khi đó việc thu thuế sẽ không được như đề ra lấp đủ ngân sách cho thiệt hại năm 2021 khoản 21-24% gánh nặng thiếu hụt ngân sẽ tiếp diễn khi kinh tế đang lệ thuộc nhiều về lĩnh vực bất động sản.