Chính quyền Biden đã ra có quyết sách khi đưa tăng quân đồn trú khu vực châu Âu nhằm củng cố sức mạnh cho NATO, diễn biến tăng quân do lo ngại chiến sự tại Ukraine có thể leo thang lan rộng ra nhiều nước trong khu vực này.
Mỹ đã gửi thêm đơn vị lính đến hai nước Đông Âu là Ba Lan và Romania, triển khai quân lính tại từ nước Đức sang. Động thái này là hồi chuông cảnh báo sẽ có một cuộc chiến tranh lạnh thứ hai sắp diễn ra khi cuộc chiến ở Ukraine vẫn chưa có hồi kết như hiện nay. Mỹ cũng sẽ gửi thêm tàu chiến đến khu vực biển phía Nam châu Âu gần địa trung hải nơi đang căng thẳng tranh giành địa điểm chiến lược trong khu này giữa Nga và Ukraine.
Mỹ sẽ tăng quân hiện diện tròn khu vực đặc biệt gửi các xe cơ giới và đơn vị tác chiến, máy bay chiến đấu cùng với hệ thống phòng thủ tên lửa trong khu vực để thực hiện chiến thuật đánh chặn từ xa để giành ưu thế toàn diện. Kết hợp với sức mạnh của các đồng minh NATO hiện tại có thể giành được ưu thế sức mạnh vượt trội hơn Nga hiện tại.
Các máy bay chiến đấu có thể mang theo bom như F-35 đã được gửi đến Vương quốc Anh, cùng với nhóm tàu chiến sẽ được gửi đến Tây Ban Nha trong trường hợp chiến tranh nổ ra có thể phong tỏa toàn bộ cửa biển Địa Trung Hải.
Hồi tháng 2/2022, chính quyền Biden đã đống ý tăng số lượng quân đồn trú khu vực châu Âu lên 20,000 quân. Nhưng đến tháng 6 đã tăng lên 100,000 quân dù vẫn ít hơn số lượng thời chiến tranh lạnh 450,000 quân. Châu Âu từng chứng kiến một cuộc đối đầu giữa 900,000 quân của NATO với khối quân sự Warsaw lên đến 1,2 triệu quân. Mãi đến khi Liên Xô sụp đỗ Mỹ chỉ duy trì 60,000 quân từ năm 1991, đến tháng 12 năm 1999 NATO kết nạp Ba Lan, Cộng Hòa Czech và Hungary là thành viên chính thức thì tình hình quân đối đầu lạnh dần, mối quan hệ hai trục Đông-Tây ấm dần.
Nhưng với mưu đồ của Putin hiện tại muốn gây hấn và tham vọng xây dựng lại đế chế Nga như thời Liên Xô, đã dẫn đến các cuộc đối đầu gián tiếp bắt đầu từ thời Obama cho đến chính quyền Biden hiện tại.